Excel Ứng dụng hàm vlookup cho kế toán

Cú pháp cơ bản của hàm Vlookup như sau:
VLOOKUP(lookup_value,table-array,col-index-num,[range_lookup])

Trong Đó:

Lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
Table_array: Bảng giá trị dò, để ở dạng địa chỉ Tuyệt đối (có dấu $ phía trước bằng cách nhấn F4)
Col_index_num: Thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò.
Range_lookup: Phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối), FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối).

Cú pháp của hàm Vlookup gồm 4 tham số
=Vlookup(Giá trị để tìm kiếm, Vùng dữ liệu tìm kiếm, Cột trả về giá trị tìm kiếm ,0)

Trong đó:
+ Giá trị để tìm kiếm (lookup_value): Giá trị để tìm kiếm là một Ô và phải có Tên trong vùng dữ liệu tìm kiếm (là Ô mã hàng hoá, Mã tài khoản, Mã tài sản, Mã Công cụ dụng cụ….)
+ Vùng dữ liệu tìm kiếm (table_array): “Vùng dữ liệu tìm kiếm” phải chứa tên của “Giá trị để tìm kiếm” và phải chứa “Giá trị cần tìm”. Điểm bắt đầu của vùng được tính từ dãy ô có chứa “giá trị để tìm kiếm”. (Cụ thể: là bảng dữ liệu của tháng trước hoặc dữ liệu của Sheet khác)
+ Cột trả về giá trị tìm kiếm (col_index_num): Là số thứ tự cột, tính từ bên trái sang của vùng dữ liệu tìm kiếm. (Bạn đếm từ bên trái của vùng sang đến cột cần lấy dữ liệu xem là cột thứ mấy).
Tham số ([range_lookup]): các bạn điền tham số “0” là dò tìm giá trị chính xác. Nếu các bạn muốn dò tìm giá trị tương đối thì tham số lúc này là “1”.

Lưu ý khi sử dụng phím F4 trong hàm Vloolup
+ F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối (tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng – ($cột$dòng); Ví dụ: $E$12 – tức cố định Cột E và cố định dòng 12
+ F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – được hiểu là cố định dòng thay đổi cột – (cột$dòng); Ví dụ: E$12 – tức cố định dòng 12, không cố định Cột E.
+ F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột – được hiểu là cố định cột thay đổi dòng – ($cộtdòng); Ví dụ: $E12 – tức cố định Cột E, không cố định dòng 12.

Hàm vlookup được ứng dụng trong công việc kế toán cụ thể như sau:
+ Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về BNL, về Phiếu xuất kho…
+ Tìm Mã hàng hóa, tên hàng hóa từ DMHH về Bảng Nhập Xuất Tồn
+ Tìm Số dư của đầu tháng N căn cứ vào cột Số dư cuối của tháng N – 1.
+ Tìm số “Khấu hao (Phân bổ) lũy kế từ kỳ trước” của bảng khấu hao (bảng phân bổ chi phí) tháng N, căn cứ vào “Giá trị khấu hao (phân bổ) lũy kế” của tháng N – 1.
 

Bài vừa mới gửi

James Bond

Phu quét rác
Thành viên BQT
Bài viết
727
Thành tích
1,112
Kinh nghiệm
796
Cũng nay, cố gắng phát huy nhé :D
 
Top