Luận văn Kế toán XĐ KQ Kinh Doanh & phân phối kết quả KD tại Cty CPXD và TM Thiên Hưng.

LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động tài chính, đảm bảo tổ chức thông tin cho việc ra quyết định kinh tế có hiệu quả. Vì vậy, kế toán không những đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động tài chính của Nhà nước mà ngày càng quyết định tổ chức chặt chẽ, trở thành công cụ quản lý kinh tế quan trọng đặc biệt hữu hiệu đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Sự đổi mới từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường đã đưa các doanh nghiệp sang một nhịp độ hoạt động mới nhằm nhanh chóng thích nghi với thị trường kinh doanh mới, nền kinh tế thị trường đã đưa ra nhiều cơ hội đồng thời cũng tạo ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và tự loại bỏ nhau khi không có khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng vững mạnh. Cùng với sự hình thành và phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp, song song tồn tại với doanh nghiệp nhà nước, thì công tác kế toán càng trở nên quan trọng và cần thiết. Từ kế toán các yếu tố đầu vào, trong quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ thành phẩm…đến kế toán trong phân phối kết quả kinh doanh, phân chia lợi nhuận.

Kế toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp là khâu quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp nói chung, nó quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, nói lên doanh nghiệp làm ăn có lãi hay thua lỗ, ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện tái đầu tư…đồng thời thể hiện trình độ tổ chức, năng lực quản lý, chiến lược kinh doanh đúng đắn của doanh nghiệp.

Xuất phát từ nhận thức đó, cùng với kiến thức tiếp thu tại trường và quá trình thực tế nên em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán xác định kết quả và phân phối kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp” tại Công ty Cổ phần Xây dựng và thương mại Thiên Hưng làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp cho mình.

Về mục tiêu nghiên cứu: Đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, sau một quá trình kinh doanh thì cần phải biết KQKD trong thời gian đó là lời hay lỗ, để từ đó họ tìm ra nguyên nhân lỗ là do đâu cũng như đưa ra các giải pháp thích hợp để khắc phục và phát huy những ưu điểm đạt được. Mặt khác đề tài này còn giúp em nhìn lại những kiến thức đã học trong nhà trường có những điểm nào khác với thực tiễn, để từ đó đưa ra những ưu nhược điểm cũng như bổ sung thêm kiến thức thực tế để sau này ra trường em làm việc được tốt hơn.

Để nghiên cứu vấn đề trên, phương pháp được sử dụng là: Từ nghiên cứu lý luận, tìm ra những thiếu sót, những điều chưa phù hợp trong thực tế. Trên cơ sở đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện vấn đề.

Chuyên đề được kết cấu như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thiên Hưng.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thiên Hưng.

Bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế, vì vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô giáo để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI KẾT QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP


1.1.KẾ TOÁN DOANH THU:

1.1.1.Khái niệm doanh thu:

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán ,phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Nói cách khác, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được từ hoạt động bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra hay bán hàng hoá mua vào nhằm bù đắp chi phí và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

1.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mản tất cả 5 điều kiện sau:

1/ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua.
2/Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
3/Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
4/Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
5/Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

1.1.3. Nguyên tắc hạch toán doanh thu:


- Doanh thu phát sinh từ các giao dịch được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại,giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp ghi nhận doanh thu bán hàng trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính phần lãi trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu.

- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì chưa được coi là tiêu thụ và không được ghi nhận doanh thu mà chỉ ghi vào bên có vào tài khoản tiền đã thu của khách hàng, khi giao hàng cho người mua thì mới ghi nhận vào TK “Doanh Thu”.

- Đối với các doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho yêu cầu của nhà nước, được nhà nước trợ cấp,trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp trợ giá.

1.1.4.Chứng từ hạch toán:

- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Hoá đơn bán hàng
- Các bảng kê bán lẻ hàng hoá,dịch vụ;bảng thanh toán hàng đại lý,kí gửi
- Sổ chi tiết bán hàng

1.1.5.Tài khoản sử dụng:
1.1.5.1. Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”


Bên Nợ:

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ,
- Thuế GTGT phải nộp ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp.
- Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ.
- Giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ.
- Doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần để tính kết quả kinh doanh.

Bên Có:

- Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
TK 511 có 4 TK cấp 2:

- TK 5111 “Doanh thu bán hàng hoá”
- TK 5112 “Doanh thu bán sản phẩm”
- TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
- TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”

Các tài khoản này lại có thể chi tiết theo từng loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã bán.

1.1.5.2. TK 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản này có nội dung kết cấu tương tự như TK 511

Tài khoản này ghi nhận doanh thu được tiêu thụ trong nội bộ công ty.

1.1.5.3. TK 338 (3387) “Doanh thu chưa thực hiện”
Bên Nợ:

- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện sang tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc TK “Doanh thu hoạt động tài chính”.

Bên Có:

- Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ

Số dư bên có:

- Doanh thu chưa thực hiện lúc cuối kỳ.

1.1.6. Phương pháp kế toán:
Căn cứ vào báo cáo bán hàng và giấy nộp tiền của các bộ phận dịch vụ, ghi:

- Đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế:

Nợ TK 111,112,113
Có TK 511:Doanh thu bán hàng (5113)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp (33311)

- Đối với hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT :

Nợ TK 111,112,113
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (5113)

- Nếu dịch vụ cung cấp bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 1112,1122,131: Theo tỷ giá thực tế ngày cung cấp
Có TK 5113

Đồng thời nếu đã thu ngoại tệ ghi: Nợ TK 007: Số nguyên tệ

Phản ánh doanh thu dịch vụ thu tiền trước cho nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền đó chia cho tổng số tiền thu kỳ trước

- Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:

Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho hiều kỳ, kế toán ghi:

Nợ TK 111,112 (Tổng số tiền nhậ được)
Có TK 3387: Theo giá chưa có thuế
Có TK 3331: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện, ghi:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 5113

Sang kỳ kế toán tiếp theo, tính và K/C doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 5113

Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư không được thực hiện (nếu có), ghi:

Nợ TK 3387 Giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 531: Ghi DT trong kỳ theo giá chưa có thuế
Nợ TK 3331: Giảm thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112,331… (Tổng số tiền trả lại).

- Đối với đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp:

Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 111,112… (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387

Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thu tiền, ghi:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 5113

Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 5113

Cuối mỗi kỳ kế toán ,tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 5117
Có TK 3331 Thuế GTGT phài nộp.

Số tiền trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ không được thực hiện, ghi:

Nợ TK 3387: DT chưa thực hiện
Nợ TK 531: Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ
Có TK 111,112… Tổng số tiền phải trả.

+ Trường hợp doanh thu theo từng kỳ:
a) Đối với đơn vị tình thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:

Khi phát hành hóa đơn thanh toán ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 5113
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Khi thu được tiền ghi:

Nợ TK 111,112
Có TK 131: Phải thu của khách hàng.

b) Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:

Khi phát hành hóa đơn dịch vụ, ghi:

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 5113

Khi thu được tiền ghi:

Nợ TK 111,112
Có TK 131: Phải thu của khách hàng.

Cuối kỳ tính toán số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 5113
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.

Kết chuyển giá thành thực tế của dịch vụ đã cung cấp:

Nợ TK 632
Có TK 154

Khi giảm giá, CKTM cho khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 532,521
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 111,112,131…
Các bạn tải về tại tệp đính kèm nhé !
 

Đính kèm


Bài vừa mới gửi

Top