Bài viết Xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp

Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị/Hội đồng thành viên của công ty đều phải là những nhân vật độc lập để kiểm soát và kiềm chế quyền lực của Ban Giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.

Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm các kế toán viên, các công ty kiểm toán để lập và đệ trình báo cáo tài chính có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ, xác thực khi đầu tư vào công ty.

Thứ ba, luôn sử dụng các nhà phân tích tài chính để xem xét, phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư.
quan-tri-doanh-nghiep.jpg

Các nội dung chính trong Quản trị doanh nghiệp nêu trên, tự chung lại được liệt kê bao gồm các nội dung chi tiết sau:

- Công khai và minh bạch thông tin;

- Mâu thuẫn quyền lợi giữa người quản lý doanh nghiệp, hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và cổ đông/thành viên góp vốn khác;

- Mâu thuẫn giữa cổ đông lớn và cổ đông thiểu số//thành viên góp vốn lớn,bé.

- Vai trò của quản trị viên độc lập, các tổ chức kiểm toán độc lập.

- Chính sách đãi ngộ với các nhà quản lý.

- Quyền tư hữu;

- Việc thực thi các điều khoản luật và hợp đồng so sánh hai mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới Quản trị doanh nghiệp hoạt động thông qua cơ chế bên trong và cơ chế bên ngoài. Quản trị doanh nghiệp cần phối hợp hài hoà cơ chế bên trong và bên ngoài, trong đó, có thể nhấn mạnh nhiều hơn đến cơ chế nội bộ hơn là cơ chế thị trường để quản trị công ty có hiệu quả. Trên cơ sở 2 cơ chế này, nhiều mô hình quản trị doanh nghiệp đã được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên có thể xếp vào hai nhóm chính:

- Mô hình định hướng cổ đông/thành viên góp vốn. Mô hình thiên về cổ đông/thành viên góp vốn, phổ biến ở các nước Anh, Mỹ coi công ty là công cụ để các cổ đông tối đa hoá lợi ích của mình.

- Mô hình quản trị đa bên. Mô hình này thường thấy ở các nước Châu Âu lục địa và Nhật Bản, tuy nhiên cũng xuất hiện ở nhiều công ty thành công của Hoa Kỳ. Mô hình này thừa nhận quyền lợi của công nhân, người quản lý, nhà cung cấp, khách hàng và cộng đồng.

Ủng hộ mô hình quản trị đa bên, giáo sư Bill Goerge, Trường Kinh doanh Harvard, đã có bài viết nổi tiếng: “Shareholders come third” - Quyền lợi của cổ đông chỉ đứng thứ ba, sau quyền lợi của khách hàng và người lao động.

Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp cho công ty nâng cao khả năng tiếp cận vốn và hoạt động hiệu quả hơn. Những nghiên cứu mới gầy đây cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị doanh nghiệp với giá cổ phiếu và kết quả hoạt động của công ty nói chung. Theo đó, quản trị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư, nhiều lợi ích hơn cho các thành viên khác trong công ty. Kết quả là các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn cho cổ phiếu của những công ty quản trị tốt. Các ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay, thậm chí với lãi suất thấp hơn, vì quản trị tốt sẽ làm giảm khả năng các khoản vay sẽ được sử dụng không đúng mục đích và tăng khả năng công ty sẽ trả các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Ngược lại, quản trị không tốt thường dẫn đến những hậu quả xấu, thậm chí phá sản công ty. Sự sụp đổ của một số công ty lớn trên thế giới (như Enron, Tyco International, Daewoo, WorldCom) hay những vụ bê bối ở các Tổng công ty nhà nước lớn của Việt Nam như PetroVietnam, VNPT, SEAPRODEX đều có nguyên nhân sâu sa từ việc thực hiện quản trị doanh nghiệp không tốt.
 

Bài vừa mới gửi

Top