Bộ Tài Chính Nội dung chuẩn mực kế toán số 04 – tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực kế toán số 04 được Bộ tài chính ban hành quy định về các ghi nhận và trình bày các sự kiện kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình.
1. Chuẩn mực kế toán số 04: Tài Sản Cố Định Vô Hình
Chuẩn mực kế toán số 04 quy định:

Tài sản cố định (TSCĐ) vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như:

  • Quyền sử dụng đất có thời hạn,
  • Phần mềm máy vi tính,
  • Bằng sáng chế,
  • Bản quyền,
  • Giấy phép khai thác thuỷ sản,
  • Hạn ngạch xuất khẩu,
  • Hạn ngạch nhập khẩu,…
Để xác định đâu là nguồn lực vô hình thỏa mãn định nghĩa TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố:

Tính có thể xác định được
TSCĐ vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phân biệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

Theo Chuẩn mực kế toán số 04, một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thể đem TSCĐ vô hình đó: cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai.

Khả năng kiểm soát
  • Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại. Đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó.
  • Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi kinh tế trong tương lai. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng buộc bằng quyền pháp lý. Ví dụ: Bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản.
  • Đội ngũ nhân viên lành nghề, thông qua việc đào tạo không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Vì doanh nghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Nhưng lại không đủ khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó.
  • Danh sách khách hàng hoặc thị phần không được ghi nhận là TSCĐ vô hình. Do doanh nghiệp không có quyền pháp lý hoặc biện pháp để bảo vệ hoặc kiểm soát các lợi ích kinh tế từ các mối quan hệ với khách hàng và sự trung thành của họ.
Lợi ích kinh tế trong tương lai
Lợi ích kinh tế trong tương lai mà TSCĐ vô hình đem lại cho doanh nghiệp có thể bao gồm:
Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khác xuất phát từ việc sử dụng TSCĐ vô hình.

2. Ghi nhận và xác định giá trị ban đầu
Một tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thỏa mãn đồng thời Định nghĩa về TSCĐ vô hình và 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
  • Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
  • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá.

XÁC ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TSCĐ VÔ HÌNH TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP

Mua TSCĐ vô hình riêng biệt

Phần
 

Bài vừa mới gửi

Top