Nợ dài hạn là gì? có khác biệt gì với nợ ngắn hạn?

Nợ dài hạn là gì? Những điểm khác nhau giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn? Trong bài viết này S.I.S sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến nợ dài hạn và sự khác biệt giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn.



Khái niệm về nợ dài hạn
Nợ dài hạn (tên tiếng anh là Long term Liabilities) là các khoản nợ phải trả đến hạn sau 01 năm hoặc trong thời gian hoạt động bình thường của công ty (khoảng thời gian hoạt động bình thường là khoảng thời gian cần thiết để một công ty biến hàng tồn kho thành tiền mặt).

Nợ dài hạn có thể được thanh toán bởi thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ đầu tư trong tương lai hoặc bằng tiền mặt thu được từ các hợp đồng nợ mới. Vị trí của nợ dài hạn nằm sau nợ ngắn hạn và được liệt kê thành từng khoản mục rõ ràng trong Bảng cân đối kế toán .

Các tài khoản nợ dài hạn cụ thể được liệt kê trên bảng cân đối kế toán để thanh khoản. Vì vậy, một tài khoản đến hạn trong vòng 18 tháng sẽ được liệt kê trước một tài khoản đến hạn trong vòng 24 tháng.

Sự khác nhau giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn
  • Thời gian thanh toán:
- Đối với nợ ngắn hạn: Thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Các khoản nợ bao gồm: các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

- Đối với nợ dài hạn: Thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Các khoản nợ như khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.
  • Mối quan hệ với tài sản:
- Nợ ngắn hạn: Tài sản hiện tại phải đủ để bù đắp các khoản nợ hiện tại.

- Nợ dài hạn: Tài sản dài hạn phải đủ để bù đắp các khoản nợ dài hạn.

Chỉ tiêu trong nợ dài hạn
Nợ dài hạn cho biết khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn, đồng thời phản ánh hiệu quả sử dụng khoản vay để đầu tư của doanh nghiệp.

Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao thì khả năng mất kiểm soát và mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ càng lớn.

Các hệ số mà các nhà phân tích thường nhìn vào khi nghiên cứu nợ dài hạn để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp hơn là nợ ngắn hạn, bao gồm:

* Hệ số nợ dài hạn:

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/(Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu)

Một chỉ tiêu khác để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp có khả năng trả lãi hay không:

* Hệ số khả năng trả lãi:

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay

Các hệ số này sẽ phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nhìn vào đây có thể xác định được doanh nghiệp có khả năng tạo ra thu nhập để trả lãi hay không.



Nguồn: sis.vn
 

Bài vừa mới gửi

Top