Thuế GTGT Nghị định 41 quy định sử dụng chung hóa đơn VAT 10% và 8%

Ngày 20/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách giảm thuế GTGT tăng từ 10% xuống 8%.

Doanh nghiệp và hộ kinh doanh không phải lập riêng hóa đơn hàng hóa có VAT 10% và 8%. Xin mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau.


Những bất cập khi doanh nghiệp phải xuất riêng hóa đơn có VAT 8%
Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định giảm 2% thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt, phải xuất riêng hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT .

Quá trình triển khai Nghị định 15 có nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp tốn thêm chi phí thời gian của kế toán và chi phí sử dụng hóa đơn. Bởi vì đối với cùng một khách hàng, thay vì lập 01 hóa đơn ghi nhiều thuế suất khác nhau (5%, 8%, 10%) thì doanh nghiệp phải lập 02 hóa đơn: 01 hóa đơn ghi thuế suất 8% và 01 hóa đơn ghi các thuế suất khác (5%, 10%).
  • Trường hợp nếu doanh nghiệp thấy khó khăn khi tách 2 loại hóa đơn trên nên không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế thì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tiêu dùng.
  • Một vấn đề mà kế toán thường nhắc đến, đó là rủi ro xuất nhầm hóa đơn giữa các mặt hàng được giảm thuế và không được giảm thuế.

Nghị định 41 – không phải lập riêng hóa đơn hàng hóa có VAT 10% và 8%
Để tháo gỡ các vướng trên, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi như sau:

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.


Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 6 năm 2022.

Trường hợp từ ngày 01/02/22 đến ngày 20/06/2022, cơ sở kinh doanh đã thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định này thì vẫn được giảm thuế GTGT và không phải điều chỉnh lại hóa đơn, không bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.

⇒ doanh nghiệp không cần lập hóa đơn riêng cho hàng hóa được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%.

Phần mềm kế toán Kaike đáp ứng tùy chọn mức thuế suất VAT 8%
Phần mềm kế toán Kaike là sản phẩm được phát triển bởi Công ty cổ phần GMO Z.COM RUNSYSTEM thuộc tập đoàn công nghệ thông tin GMO của Nhật Bản.

Đáp ứng theo Nghị định 15, phần mềm kế toán Kaike đã bổ sung thêm tùy chọn thuế suất GTGT. Cụ thể, các mức thuế suất hiện có trong phần mềm gồm: 10%; 8%; 5%; 0% và KCT (Không chịu thuế).
Bo-sung-thue-xuat-thue-GTGT-8-phan-mem-Kaike-Free.png

Nhằm đáp ứng việc triển khai phần mềm kế toán nói chung và công tác quản lý kế toán tốt hơn trong doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ, cá nhân kinh doanh, Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM kính gửi quý khách hàng phiếu khảo sát về phần mềm kế toán và một số vấn đề về kế toán mà doanh nghiệp đã và đang gặp phải.
 

Bài vừa mới gửi

Top