Bài viết Khái niệm về kế toán bán hàng (sales accountant)

Việc bán hàng được coi là khâu cuối cùng trong chuỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khâu này cũng cần có cách thức quản lý, hạch toán riêng. Do vậy, phải có một phần hành kế toán đảm bảo vấn đề đó cho doanh nghiệp – đó là kế toán bán hàng. Hy vọng sau bài viết này các bạn sẽ nắm rõ hơn về khái niệm kế toán bán hàng.

Khái niệm về kế toán bán hàng (Sales Accountant)
Kế toán bán hàng (Sales Accountant) là vị trí có nhiệm vụ ghi chép, quản lý toàn bộ các công việc liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của doanh nghiệp. Phản ánh kịp thời và chính xác qua việc ghi hóa đơn kinh doanh, ghi sổ chi tiết doanh thu hàng bán, thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp, lập báo cáo bán hàng theo quy định…

Việc ghi chép và quản lý bán hàng giúp doanh nghiệp phát hiện hàng hóa bán chậm, tồn kho. Từ đó có biện pháp xử lý hợp lý. Các dữ liệu kế toán bán hàng cung cấp sẽ là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch kinh doanh. Giám đốc sẽ nhận định lại xu hướng thị trường để điều chỉnh chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.

Kế toán bán hàng làm những công việc gì?
Công việc cụ thể của kế toán bán hàng sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, kế toán bán hàng sẽ phải phụ trách những công việc chính như sau:

1. Cập nhật thông tin hàng hóa
  • Thường xuyên cập nhật giá, sản phẩm hàng hóa mới vào phần mềm quản trị kế toán (nếu có). Nắm rõ giá mua thực tế của lượng hàng để điều tiết giá sản phẩm cũng như lãi lỗ.
  • Thông báo sửa đổi thông tin hàng hóa đến các bộ phận có liên quan nếu giá thay đổi.
2. Thực hiện nghiệp vụ với hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng
  • Xuất hóa đơn cho khách hàng và kèm theo bảng kê chi tiết hàng hóa. Lập các bảng kê hóa đơn bán hàng, doanh thu và thuế GTGT vào cuối ngày.
  • Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán. Bao gồm bảng kê khai chi tiết các hóa đơn bán hàng trong ngày. Tính tổng giá trị hàng đã bán cộng với thuế VAT (nếu có)
  • Cập nhật và theo dõi doanh số bán hàng hằng ngày.
  • Theo dõi và thực hiện tính tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng. Bao gồm chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán (nếu có).
  • Cập nhật đầy đủ các hóa đơn bán hàng có liên quan. Gồm hóa đơn bán hàng và hóa đơn bán dịch vụ.
  • Quản lý các hóa đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp trong kỳ bán hàng để hỗ trợ cho việc hạch toán sau này.
Nguồn: Kaike.vn
 

Bài vừa mới gửi

Top