Bài viết Kế toán quản trị là gì? Có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ?

Kế toán quản trị là gì? Bộ phận này có vai trò gì trong hệ thống thông tin của một tổ chức? Liệu doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có nhất thiết cần có kế toán quản trị? Cùng Kaike.vn giải đáp các câu hỏi trên qua bài viết sau đây.
Kế toán quản trị (Management Accountant) là gì?
Theo Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 – 88/2015/QH13 thì kế toán quản trị (KTQT) được định nghĩa như sau:

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán .”

Nói các khác, KTQT sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, nhằm nắm bắt các vấn đề, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tổng hợp, phân tích các thông tin chuyển tới ban nhà quản lý dưới dạng báo cáo quản trị.
Có thể thấy bản chất của KTQT:

  • Là một hệ thống kế toán cung cấp thông tin định lượng;
  • Cung cấp thông tin cho các các cấp quản lý doanh nghiệp;
  • Mục đích sử dụng thông tin: Hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức;
Nội dung các thông tin mà KTQT cung cấp có thể khái quát gồm:

  • Thông tin về sản xuất kinh doanh (gồm TSCĐ, lao động, tiền lương);
  • Chi phí và giá thành sản phẩm;
  • Doanh thu và kết quả kinh doanh
  • Các hoạt động đầu tư tài chính;
  • Các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Thông tin KTQT có vai trò chủ đạo và chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Là căn cứ để đưa ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn. Nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Có thể thấy, KTQT có vai trò trong việc giúp các nhà quản lý thực hiện các chức năng quản trị như: Lập kế hoạch; tổ chức; điều hành; kiểm tra và ra quyết định.

Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có cần kế toán quản trị?
Theo quan điểm thông thường, KTQT được coi là cần thiết và phù hợp cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hoạt động thường không quá phức tạp, không có nhiều khả năng ảnh hưởng đến xu hướng thị trường thì lại không mấy chú trọng đến công tác KTQT.
Thực tế, các doanh nghiệp nhỏ có tỷ lệ bị thất bại hoặc phá sản cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn, từ những năm 2000 đã có một số nghiên cứu đánh giá về nhu cầu thông tin KTQT. Nghiên cứu bao gồm các công cụ KTQT chủ yếu được sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một nguyên nhân có thể chính là việc chưa quan tâm đúng mức tới các công cụ KTQT. Mặt khác, ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn. Là một bộ phận đóng góp phần lớn GDP quốc gia. Cũng là bộ phận sử dụng một phần không nhỏ lực lượng lao động.

Chủ quan với mô hình kinh doanh nhỏ, không phức tạp, việc không đầu tư vào quản lý các vấn đề kế toán -tài chính tạo ra rào cản lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp. Kiểm soát không có hệ thống các nguồn lực dễ khiến cho công tác lập kế hoạch, định hướng kinh doanh gặp nhiều lỗ hổng. Dẫn đến việc gặp thất bại trong hoạt sản xuất kinh doanh buộc doanh nghiệp phải rời bỏ thị trường.

Do đó, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà thậm chí cả doanh nghiệp siêu nhỏ cũng cần có KTQT. Việc đầu tư nhân lực KTQT có thể là thách thức lớn. Nhưng với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, doanh nghiệp có thể áp dụng các công cụ cho công tác này.

Công cụ kế toán quản trị
Đáp ứng mong muốn được áp dụng hệ thống KTQT chuyên nghiệp mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp, công ty GMO Z.COM RUSYSTEM đã phát triển Phần mềm kế toán quản trị Kaike. Đây là công cụ hỗ trợ các nghiệp vụ kế toán lấy giám đốc doanh nghiệp làm trọng tâm. Phần mềm có đầy đủ các phân hệ phù hợp cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ. Đặc biệt được tích hợp các tính năng phục vụ cho KTQT như:
  • Phân tích các mặt hàng bán chạy, dự báo doanh thu các nhóm hàng tiềm năng.
  • Tự động xuất các báo báo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo hoạt động kinh doanh, Báo cáo TSCĐ,…
 

Top