Bài viết Kế hoạch thuế đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp

1. Sự cần thiết của kế hoạch thuế đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp

Việc giảm trách nhiệm thuế theo luật định mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng tại sao các nhà quản lý nên tìm hiểu cơ sở của kế hoạch thuế? Đây là một vấn đề quan trọng đặt ra tại các thời điểm khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau và các doanh nghiệp có công ty con hoạt động ở các nước khác nhau.

Nhà quản lý cần phải có kiến thức về thuế, bởi vì việc tối ưu hóa tổng gánh nặng thuế trong tương lai là rất quan trọng để đạt được kết quả kinh doanh tốt và do nhà quản lý là người ra quyết định trong doanh nghiệp. Việc hiểu biết về Luật thuế, Luật Quản lý thuế và tuân thủ chúng như thế nào cho phép các nhà quản lý ra quyết định kinh doanh tốt hơn và làm tăng hiệu quả công việc của họ. Nhà quản lý có trách nhiệm xác định các trách nhiệm thuế của mình hoặc có thể thông qua sử dụng tư vấn thuế một cách hiệu quả, bởi vì những nhà quản lý có thể nhận ra vấn đề khi nó phát sinh hoặc từ người tư vấn thuế.

Thuế ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp bởi vì các quyết định hàng ngày nhìn chung đều dựa vào giá trị hiện tại đã được điều chỉnh rủi ro của các dòng tiền sau thuế. Hơn nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, đóng góp bảo hiểm xã hội, doanh số bán hàng (giá trị gia tăng, loại hàng hóa và dịch vụ, số tiền bán hàng thu được) và các loại thuế khác mà hoạt động kinh doanh chịu sự điều chỉnh. Mặt khác, việc nộp thuế cho nhà nước là khoản được ưu tiên cao trong các dòng tiền của doanh nghiệp. Điều này cho thấy thuế không chỉ là một khoản phải thanh toán bắt buộc mà còn là khoản phải thanh toán nhanh và đúng hạn.

2. Mục đích của kế hoạch thuế và các hình thức kế hoạch thuế

2.1. Mục đích của kế hoạch thuế


Phần lớn mọi người đều suy nghĩ rằng tối thiểu hóa trách nhiệm thuế sẽ là mục đích của kế hoạch thuế. Thực ra tối thiếu hóa trách nhiệm thuế của tổ chức chỉ là mục đích ngắn hạn, thuế chỉ là một nhân tố trong số rất nhiều nhân tố cần cân nhắc khi hoạch định chiến lược kinh doanh. Hơn nữa, những chiến lược nhằm làm giảm trách nhiệm thuế của tổ chức thường gây ra rất nhiều chi phí mà mục tiêu của nhà kinh doanh là làm sao tối đa hóa giá trị của tổ chức, ví dụ: khi nhà quản lý tập trung vào tiết kiệm thuế mà không tập trung vào tăng doanh số hàng bán, cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc tiết giảm chi phí sản xuất và cung ứng dịch vụ thì sẽ không mang lại kết quả là tối đa hóa lợi nhuận của tổ chức. Như vậy, chúng ta có thể thấy kế hoạch thuế nhằm vào tối ưu hóa trách nhiệm thuế hơn là tối thiểu hóa trách nhiệm thuế. Mục đích ở đây là đạt được lợi ích tối đa từ chi phí và rủi ro.

Hoạch định thuế còn có thể gây ra rủi ro, bởi vì việc thay đổi hoạt động để tiết kiệm thuế (ví dụ: chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty có nhiều công ty con) thường làm tăng chi phí quản lý trong dài hạn và tạo ra những kết quả không ổn định do Luật thuế có thể thay đổi (trong hơn 20 năm qua Luật thuế của chúng ta đã thay đổi và thậm chí trong thời gian gần đây đã có sự thay đổi nhiều hơn) và thậm chí những quy định về thuế lại không rõ ràng và khó hiểu.

Đối với những hoạt động kinh doanh của công ty tại nhiều nước thì những sự xem xét đến chính sách thuế của từng quốc gia liên quan cũng cần phải được thực hiện. Ví dụ: Tại sao lợi nhuận kinh doanh đạt được ở Singapore (nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp) lại chưa được chuyển hết về Việt Nam (nơi có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn)? ởi vì, nếu chuyển thu nhập về Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải nộp thêm thuế thu nhập doanh nghiệp và như vậy doanh nghiệp sẽ bị giảm đi nguồn lực ngay lập tức. Hoặc những hoạt động của công ty tại Hà Nội lại không được chuyển tất cả lên Lào Cai (nơi được hưởng ưu đãi thuế suất, tức là có thuế suất thấp hơn Hà Nội)? Một lý do chính đó là chi phí di chuyển hoặc một số lý do khác quan trọng ảnh hưởng đến quyết định như là lao động, đối tác, nhà cung cấp, hệ thống hạ tầng, môi trường sống… Vì vậy, việc tối thiểu hóa trách nhiệm thuế không phải là mục đích chính nhưng nhiều tổ chức, cá nhân đã tiêu tốn nhiều thời gian và nguồn lực để tìm cách thực hiện mà không quan tâm đến toàn bộ các hoạt động của tổ chức.

2.2. Các hình thức kế hoạch thuế

Kế hoạch thuế thường được dựa vào việc khai thác những lợi thế của hoặc giá trị thời gian của tiền tệ (ví dụ: nộp thuế muộn hoặc trì hoãn thuế) hoặc sự khác nhau về thuế suất (ví dụ: sự chênh lệch thuế suất do có sự khuyến khích, ưu đãi thuế).

Kế hoạch tiết kiệm thuế thông thường xảy ra trong các trường hợp sự tạo lập cơ sở kinh doanh, sự chuyển đổi hoạt động, sự tính toán thời gian sự phân chia cơ sở thuế.

Sự tạo lập cơ sở kinh doanh: là một hình thức kế hoạch thuế nhằm khai thác những lợi thế của ưu đãi thuế đó là việc chuyển một hoạt động sang một tổ chức khác được hưởng thuế suất thuế thấp hơn. Ví dụ: trong những năm qua nhiều công ty đã chuyển trụ sở về hoạt động ở những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nơi có mức thuế suất ưu đãi là 20% thấp hơn so với 28% ở địa bàn cách đó không xa.

Sự chuyển đổi hoạt động: là một hình thức kế hoạch thuế thể hiện sự chuyển đổi hoạt động sang những hoạt động có lợi thế về thuế đối với thu nhập hoặc tài sản được tạo ra. Ví dụ: Quảng cáo để bán hàng sẽ tạo ra thu nhập thường xuyên và bị đánh thuế ngay và sẽ tạo ra hình ảnh của công ty và kèm theo là tài sản thương hiệu (tài sản vô hình), khoản này chưa bị đánh thuế ngay mà chỉ bị đánh thuế khi tài sản vô hình này được bán (thu nhập về vốn).

Sự tính toán thời gian: là một hình thức kế hoạch thuế thể hiện những kỹ thuật chuyển thu nhập bị đánh thuế (cũng có thể được gọi là cơ sở thuế) sang kỳ kế toán tiếp sau, điều này sẽ làm tăng giá trị hiện tại của dòng tiền. Ví dụ: Khấu hao nhanh cho phép tăng chi phí được trừ của tài sản cố định trong những năm đầu và vì vậy đã trì hoãn được khoản thuế phải nộp sang những năm sau. Một ví dụ khác nữa đó là trường hợp xác định kế hoạch chuyển lỗ sang những năm sau hợp lý sẽ làm giảm trách nhiệm thuế phát sinh.

Sự phân chia cơ sở thuế: là một hình thức kế hoạch thuế thể hiện những kỹ thuật phân tán cơ sở thuế ra cho hai hoặc nhiều đối tượng nộp thuế để khai thác những sự khác nhau về thuế suất.

Ví dụ 8.1: thuế thu nhập cá nhân ở nước ta cao nhất là 3 % nhưng thuế suất tiêu chuẩn của thuế thu nhập doanh nghiệp là 2 %. Một ông chủ của công ty TNHH tạo ra 700.000.000 đồng lợi nhuận và trả lương cho ông ta là 672.000.000 đồng (mức lương hợp lý), như vậy thu nhập chịu thuế của công ty là 28.000.000 (nếu không trả lương sẽ phải nộp thuế thu nhập là 700.000.000 x 25% = 175.000.000 đồng) nhưng lúc này ông ta chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 7.000.000 + (672.000.000 - 48.000.000 -384.000.000) x 25% = 117.000.000 đồng và công ty phải trả 7.000.000 đồng (= 28.000.000 x 25%) tiền thuế. Tổng công tiền thuế mà công ty và ông ta phải trả lúc này là 124.000.000 đồng (= 117.000.000 + 7.000.000). Bằng kế hoạch thuế này ông ta đã tiết kiệm được số thuế thu nhập mỗi năm là 51.000.000 đồng (= 175.000.000 - 124.000.000).​

Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc công ty đa quốc gia có thể thực hiện kế hoạch phân chia cơ sở thuế này để làm giảm trách nhiệm thuế của mình. Tuy nhiên, việc thực hiện theo kế hoạch này của các công ty đa quốc gia đòi hỏi tốn kém nhiều chi phí và bị sự ngăn chặn bởi các biện pháp chống chuyển giá mà các quốc gia đưa ra.
 

Bài vừa mới gửi

Top