Tài khoản chữ T trong kế toán là gì?
Tài khoản kế toán là công cụ, phương tiện để kế toán phản ánh, theo dõi sự biến động của đối tượng kế toán . Tài khoản kế toán có hình chữ T và được chia ra làm 2 phần. Bên trái là bên Nợ và bên phải là bên Có.
Để hoạch toán sơ đồ chữ T cho các tài khoản, kế toán cần nắm vững nguyên tắc định khoản. Mỗi loại tài khoản sẽ có những quy tắc ghi nợ-có khác nhau.
Cách tính số dư tài khoản
Muốn tính được số dư của tài khoản bạn phải căn cứ vào tính chất của tài khoản đó. Cụ thể:
Các tài khoản tài sản: Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng phát sinh nợ trong kỳ – Tổng phát sinh có trong kỳ.
Các tài khoản nguồn vốn:
Công thức ngược lại với công thức tính dự nợ tài sản:
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng phát sinh có trong kỳ – Tổng phát sinh nợ trong kỳ.
Các tài khoản lưỡng tính:
Nếu có số dư nợ:
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Tổng phát sinh nợ trong kỳ – Dư có đầu kỳ – Tổng phát sinh có trong kỳ
Nếu có số dư có:
Dư có cuối kỳ = Dư có đầu kỳ + Tổng phát sinh có trong kỳ – Dư nợ đầu kỳ – Tổng phát sinh nợ trong kỳ
Hướng dẫn hạch toán sơ đồ chữ T Tài khoản tài sản – loại 1,2,6,8
Phát sinh Tăng ghi bên Nợ
Phát sinh Giảm ghi bên Có.
Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) nằm bên Nợ.
Tài khoản loại 6,8 không có số dư.
Ví dụ: Trong tháng 8/2021, doanh nghiệp phát sinh những khoản mục tiền mặt như sau:
Bán hàng hóa nhận tiền mặt: 5 triệu
Mua công cụ dụng cụ thanh toán bằng tiền mặt: 2 triệu
Số dư tiền mặt đầu tháng là 10 triệu
=> Kế dư cuối kỳ của doanh nghiệp là: 10 triệu+5 triệu-2 triệu=13 triệu