Bài viết Hướng dẫn cách phân tích bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp. Là tài liệu phản ánh tổng quát tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại thời điểm nhất định. Phân tích bảng cân đối kế toán, giám đốc có thể đưa ra những kết luận ban đầu về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Nguyên tắc cân bằng của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán kết cầu gồm hai phần chính: Tài Sản và Nguồn vốn. Với cơ cấu và nguyên tắc cân bằng: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

  • Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn.
Các tài sản cho biết doanh nghiệp đã dùng vốn vào các tài sản gì. Đối với doanh nghiệp sản xuất thông thường thì tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Điều này ngược lại với các doanh nghiệp thương mại.

  • Nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu.
Các khoản nợ phải trả bao gồm: ngắn hạn và dài hạn, hình thành từ: Vay ngân hàng, phải trả người bán,…

Vốn chủ sở hữu gồm các nguồn: Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, các quỹ,…

Một số phương pháp phân tích BCĐKT cho giám đốc
Có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau để phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phương pháp thường dùng trong việc phân tích bảng cân đối kế toán là:
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế. Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này thường dùng kỹ thuật so sánh sau:
  • So sánh tuyệt đối
    Lấy số liệu ở cột đầu năm trừ đi cột cuối năm của các chỉ tiêu trên BCĐKT. Kết quả so sánh sẽ phản ánh quy mô hoặc khối lượng các chỉ tiêu phân tích. Cụ thể: nó thể hiện mức độ tăng hay giảm của các chỉ tiêu của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
  • So sánh tương đối
    Là tỷ lệ % hoặc số lần của mức biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.
  • So sánh kết cấu
    Là tỷ trọng của một chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh.
Phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này dựa trên đánh giá sự biến đổi các tỷ lệ đại lượng tài chính. Phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Ví dụ:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản / Tổng nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Chỉ tiêu này cho biết với tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán các khoản nợ hay không? Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao, thể hiện tình hình tài chính lành mạnh.


Phương pháp cân đối
Nguồn: Kaike.vn
 

Bài vừa mới gửi

Top