Bài viết Giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán

Giá trị tài sản ròng (Net Worth) phản ánh tình hình tài chính chính xác nhất của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận cao chưa chắc có giá trị tài sản cao
tai-san-rong-la-gi.jpg

Tài sản ròng là điều mà mỗi giám đốc hay nhà đầu tư của doanh nghiệp quan tâm. Dựa vào giá trị này có thể đánh giá tình trạng kinh tế cùng với tiến độ kinh doanh của tổ chức.

Giá trị tài sản ròng của một doanh nghiệp?
Giá trị tài sản ròng là kết quả sau khi lấy giá trị của tất cả tài sản (bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính) đang sở hữu trừ đi tất cả các khoản nợ hiện chưa thanh toán.
  • Tài sản tài chính và phi tài chính: Tiền mặt, các khoản đầu tư, bất động sản, máy móc phương tiện,…
  • Nợ hiện chưa thanh toán hay nợ phải trả: Các khoản vay mua máy móc, phương tiện, vay ngân hàng,…
Nói đơn giản hơn, giá trị tài sản ròng là toàn bộ những gì còn lại sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

Đối với doanh nghiệp thì giá trị tài sản ròng được hiểu rõ hơn trong hai trường hợp sau:
  • Trong kinh doanh: là vốn hoặc giá trị sổ sách của chủ sở hữu riêng của doanh nghiệp, tổ chức đó.
  • Trong báo cáo tài chính: là kết quả sau khi lấy tất cả tài sản trừ đi nợ mà doanh nghiệp, tổ chức phải trả.
Giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán
Giá trị tài sản ròng không thể hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán . Giá trị này phải tính dựa vào các chỉ tiêu trong bảng để xác định được giá trị tài sản ròng.

Công thức tính:

GIÁ TRỊ TÀI SẢN RÒNG = TỔNG TÀI SẢN – TỔNG NỢ PHẢI TRẢ


Theo công thức trên, ta phải tính được tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp. Giá trị tài sản ròng có thể mang dấu âm (-) nếu tổng tài sản nhỏ hơn tổng nợ phải trả.

Tính tổng tài sản
  • Tài sản ngắn hạn
  • Tiền và cách khoản đương tiền
  • Đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Hàng tồn kho
  • Tài sản ngắn hạn khác
  • Tài sản dài hạn
  • Các khoản phải thu dài hạn
  • Tài sản cố định
  • Bất động sản đầu tư
  • Tài sản dở dang dài hạn
  • Đầu tư tài chính dài hạn
  • Tài sản dài hạn khác
Tính tổng nợ phải trả
  • Nợ ngắn hạn: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Các khoản phải trả người lao động, chi phí phải trả ngắn hạn,…
  • Nợ dài hạn: Phải trả người bán dài hạn. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn, Cổ phiếu ưu đãi,…
Như vậy, tài sản ròng có giá trị vô cùng quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có có lợi nhuận cao chưa hẳn là đã có giá trị tài sản cao. Nó còn phụ thuộc vào số tiền mà doanh nghiệp đó đang nợ.
 

Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài vừa mới gửi

Top