? Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác TK 2292

Kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác TK2292
Tài khoản 2292 – Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn.

1 Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
Đối với các đơn vị được đầu tư là công ty mẹ, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ đó. Đối với các đơn vị được đầu tư là doanh nghiệp độc lập không có công ty con, căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là Báo cáo tài chính của bên được đầu tư đó.

Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính cho từng khoản đầu tư theo nguyên tắc:

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.

trich lap du phong ton that dau tu tk 2292
Trich lap du phong ton that dau tu tk 22922. Phương pháp kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
a) Khi lập Báo cáo tài chính , nếu số phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292).

b) Khi lập Báo cáo tài chính , nếu số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292)

Có TK 635 – Chi phí tài chính.

c) Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi thấp hơn giá gốc ban đầu, doanh nghiệp có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để bù đắp tổn thất khoản đầu tư dài hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (nếu có)

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa lập dự phòng)

Có các TK 221, 222, 228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất).

d) Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn Nhà nước, khi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

3. Ví dụ về xác định và cách tính mức dự phòng
Trích tài liệu ngày 31/12/N tại công ty ABC liên quan đến các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác như sau: (Đơn vị tính: 1000đ)
Số dư ngày 31/12/N của một số tài khoản:
– TK 221: 3.600.000 (khoản vốn Đóp vào công ty con D, tỷ lệ vốn góp 60%)
– TK 222: 1.200.000 (khoản vốn đầu tư vào Công ty liên doanh X, tỷ lệ vốn góp vào liên doanh X là 25%
-TK 2281: 200.000 (mua 20.000 cổ phiếu thường của công ty Y, cổ phiếu Công ty Y là cổ phiếu niêm yết)
II. Tại ngày 31/12/N
– Giá thị trường của cổ phiếu Cty D là 11/1cp.
BCĐKT Công ty D tại ngày 31/12, cột số cuối năm của các chỉ tiêu:
  • Vốn chủ sở hữu (MS 410): 5.400.000
  • Vôn góp chủ sở hữu (MS 41 1): 5.800.000
* Thặng dư Vốn cô phần (MS 412); 200.000
Cổ phiếu Cty Y 12/1cp
– BCĐKT Liên doanh X tại ngày 31/12/N, cột số cuối năm của các chỉ tiêu:
  • Vốn chủ sở hữu (MS 410): 4.000.000
  • Vốn góp chủ sở hữu (MS 41] ): 4.200.000
Thặng dư Vốn cỗ phần (MS 412); 600.000
Doanh nghiệp quyết định tính lập dự phòng cho số cổ phiếu và sự phòng tổn thất vốn đầu tư theo quy định hiện hành. Yêu cầu: Tính toán, lập định khoản kế toán về bút toán dự phòng tổn thất đầu tư tại ngày 31/12/N biết rằng số dư TK 2292 tại ngày 31/12/N trước khi lập dự phòng cuối năm N là 100.000
 

Bài vừa mới gửi

Top