Bài viết Cách tính vòng quay vốn lưu động trong doanh nghiệp

Trạng thái
Chủ đề này đang đóng, bạn không thể trả lời, nếu vướng mắc vui lòng liên hệ với quản trị.
Việc quay vòng vốn lưu động trong kinh doanh mang ý nghĩa rất lớn đến sự thành bại của Doanh nghiệp. Vậy vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức tính vòng quay vốn lưu động như thế nào?
Vốn lưu động hay còn có tên gọi khác là tài sản lưu động, là tài sản có giá trị ngắn hạn như tiền lương, hàng tồn kho, tiền đầu tư và một số vốn ngắn hạn khác. Trong kinh doanh, vốn lưu động là thước đo tiền mặt hiện có để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của Doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, nếu trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không có nhiều vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh rất nhiều. Chẳng hạn như chậm lương nhân viên, không thể nhập hàng về kho hoặc không thể mở rộng thêm kinh doanh sản phẩm mới. Vốn lưu động càng nhiều, doanh nghiệp càng dễ dàng phát triển kinh doanh.

Công thức tính vốn lưu động
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: là tài sản thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp có thời gian luân chuyển ngắn, có thể theo kỳ kinh doanh hoặc 1 năm. Tài sản ngắn hạn có nhiều dạng như tiền tệ, hàng hóa, các khoản tiết kiệm, đầu tư ngắn hạn

Nợ ngắn hạn: là tất cả các khoản chi phí cần phải thanh toán trong vòng 1 năm bao gồm nợ, chi phí ngắn hạn…

Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu được được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ Doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và có thể sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao.

Ví dụ một doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh từ bước đầu tiên đến khi ra sản phẩm đem bán thu tiền về để tái sản xuất, điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp đã hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, gọi là vòng quay vốn lưu động.

Nếu chỉ số vòng quay vốn lưu động thấp, điều đó chứng tỏ chu kỳ kinh doanh có thể kéo dài do các hiện tượng hàng tồn kho… và Doanh nghiệp đang không hoạt động hiệu quả.

Công thức tính vòng quay vốn lưu động là gì?
Cách tính vốn lưu động giúp công ty, doanh nghiệp khả năng đáp ứng khả năng hoạt động ngắn hạn của công ty, doanh nghiệp hay không.

Công thức tính vốn lưu động như sau:
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
  • Doanh thu thuần: Là doanh thu còn lại của việc bán hàng hóa sau khi trừ hết các khoản giảm, thuế phí, chiết khấu hoặc hàng hóa bị trả lại trong quá trình kinh doanh
  • Vốn lưu động bình quân: tính theo năm theo công thức (vốn tháng 1 +2 + 3 + …+ 12)/12
Chúng ta có thể thấy cách tính vòng quay vốn lưu động không quá khó hiểu phải không. Nhưng làm thế nào để quản lý vòng quay vốn lưu động một cách hiệu quả nhất, hãy tham khảo ở phần tiếp theo.

Vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa gì?
Dựa vào kết quả của việc tính vòng quay vốn lưu động, Doanh nghiệp có thể xác định được mình đang kinh doanh có hiệu quả hay không? Vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh thu thuần trong bán hàng đang có chiều hướng tăng, trong khi đó chi phí bỏ ra có thể giảm dần hoặc giữ nguyên.
Ngược lại, nếu vòng quay vốn lưu động thấp thì chứng tỏ công ty đang hoạt động không hiệu quả.

Cách quản lý vòng quay vốn lưu động
Có 3 điểm cần lưu ý đối với vốn lưu động và nếu thực hiện tốt việc quản lý 3 điểm này, doanh nghiệp đã có thể tự mình làm chủ được nguồn vốn lưu động. Đó là tiền mặt, hàng tồn kho và quản lý nợ tồn đọng.

Quản lý tiền mặt
Đây là bước quan trọng trong việc quản lý vốn. Cần xác định được số tiền mặt có trong tài khoản của Doanh nghiệp là bao nhiêu? Và trong đó, bao nhiêu tiền được sử dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh hay tất cả đều có thể được sử dụng khi cần thiết.
Việc quản lý tiền mặt giúp Doanh nghiệp kiểm soát và có kế hoạch sử dụng chi phí kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Quản lý hàng tồn kho
Đây là vấn đề đối với các Doanh nghiệp. Nếu tình trạng hàng tồn kho quá nhiều, dẫn đến quá trình thu hồi vốn chậm, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và việc quản lý vốn lưu động. Cần hạn chế hàng tồn kho bằng cách giảm việc sản xuất tràn lan, sản xuất không có đơn hàng.

Quản lý nợ tồn đọng
Đây là công việc của bộ phận công nợ và góp một phần không nhỏ vào việc quản lý vốn lưu động. Việc thu hồi nợ tốt giúp Doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
 

Trạng thái
Chủ đề này đang đóng, bạn không thể trả lời, nếu vướng mắc vui lòng liên hệ với quản trị.
Top