Bài viết Các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Trạng thái
Chủ đề này đang đóng, bạn không thể trả lời, nếu vướng mắc vui lòng liên hệ với quản trị.
Giữ gìn đạo đức kinh doanh, tuân thủ luật pháp và các thông lệ kinh doanh

Luật pháp ở đây được hiểu là những ràng buộc của Nhà nước và các cơ quan quản lý vĩ mô đối với doanh nghiệp. Sự ràng buộc đó yêu cầu các doanh nghiệp phải hoạt động và kinh doanh theo định hướng của sự phát triển xã hội. Các nhà quản trị cần phải hiểu biết và dẫn dắt doanh nghiệp của mình hoạt động theo đúng luật pháp nếu không sẽ bị xử lý bằng các biện pháp hành chính và kinh tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải kinh doanh cho phù hợp với thông lệ của xã hội, giữ gìn các đạo đức kinh doanh cơ bản.
nguyen-tac-quan-tri-dn.jpg

Phải xuất phát từ khách hàng

Với cơ chế thị trường ngày nay, kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh tùy thuộc gần như hoàn toàn vào khách hàng, mọi chủ doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một danh sách khách hàng cần có để tồn tại và phát triển.

Nguyên tắc này là căn cứ để xây dựng và phát triển chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp bao gồm: sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place) và tiếp thị (promotion) và các nội dung quản lý của doanh nghiệp: vốn, lao động, công nghệ, thị trường, văn hoá doanh nghiệp.

Nguyên tắc này cũng đòi hỏi khả năng nắm vững vòng đời của mỗi sản phẩm để luôn luôn đổi mới sản phẩm, chiến lược kinh doanh, quảng bá để thích nghi được với thị trường luôn biến động.

Tính quyết đoán – chìa khóa quản trị doanh nghiệp hiệu quả

Trong xu hướng “thế giới phẳng”, thông tin chính là tài sản quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Có được thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi doanh nghiệp. Khi có các thông tin liên quan đến doanh nghiệp của mình, nếu nhà quản trị không biết nắm bắt và hành động, thông tin đó sẽ trở nên vô ích. Vì vậy, nhà quản trị cần hành động nhanh chóng để không bị lãng phí bất kỳ thông tin nào.

Theo một nghiên cứu, một lý do chính cho sự không quyết đoán của nhiều chủ doanh nghiệp là họ lãng phí quá nhiều thời gian để cố gắng tìm ra những thông tin không liên quan. Ví dụ, khi các yếu tố thị trường đang dự đoán một cuộc suy thoái, họ sẽ dành nhiều thời gian tìm kiếm các thông tin liên quan về nó hơn là bắt đầu kế hoạch đối phó ngay lập tức.

Chuyên môn hoá

Là nguyên tắc đòi hỏi việc quản lý các doanh nghiệp phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Đây là cơ sở thiết yếu của việc nâng cao hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp.

Kết hợp hài hoà các loại lợi ích

Đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải xử lý thỏa đáng các mối quan hệ với các lợi ích có liên quan đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp: đảm bảo đủ động lực cho họ sống và làm việc, nhờ đó gắn bó chặt chẽ họ với doanh nghiệp.
  • Lợi ích của khách hàng: phải được ưu tiên đảm bảo vì khách hàng chính là thứ mà doanh nghiệp hướng tới và mong muốn có được.
  • Lợi ích của nhà nước và xã hội: nghĩa vụ về thuế và các ràng buộc pháp luật khác (các bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp) mà doanh nghiệp phải tuân thủ và các trách nhiệm cộng đồng (môi sinh, môi trường, nghĩa vụ cộng đồng v.v…) mà doanh nghiệp được khuyến khích thực hiện.
  • Lợi ích của các bên cung ứng hàng hóa dịch vụ: lợi ích của họ cần được giải quyết một cách thỏa đáng nếu không họ sẽ cắt quan hệ với doanh nghiệp để quan hệ với các doanh nghiệp khác.
Luôn quan tâm tới các mối đe dọa và thách thức

Tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại các mối đe dọa và thách thức của riêng mình.

Nhà quản trị phải nắm được tất cả các mối đe dọa mà doanh nghiệp có thể mắc phải cũng như những thách thức phải đối mặt để chỉ đạo hoạt động kinh doanh thành công.

Quan trọng nhất, nhà quản trị phải trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về quy trình xử lý khủng hoảng hiệu quả. Đây là một trong những phẩm chất cần thiết và quan trọng hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp thành công.

Không bao giờ sợ đối mặt với thách thức

Mặc dù nhận ra tiềm năng rất lớn của một chiến lược mới nhưng hầu hết các nhà quản lý đều băn khoăn về kết quả mà chiến lược đó mang lại. Một sự thật là không có chiến lược nào là hoàn hảo, vì thế họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi bắt đầu. Vì vậy, nếu nhà quản trị thực sự muốn kinh doanh thành công thì đầu tiên họ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Mỗi doanh nghiệp cần có một bộ phận chuyên quản lý rủi ro. Bộ phận này sẽ luôn phân tích và chuẩn bị cho mọi kết quả tốt hay xấu của bất kỳ nguy cơ nào doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Điều này sẽ giữ cho doanh nghiệp an toàn ngay cả khi điều tồi tệ nhất xảy ra.

Biết tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh

Mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có những mặt hạn chế và có các điểm yếu nhất định. Do vậy, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải biết tận dụng thời cơ và môi trường kinh doanh để giành lấy hiệu quả.

Khai thác thông tin có lợi từ mọi nguồn dữ liệu, đặc biệt là các thông tin về công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và sự biến động trong chính sách quản lý là điều đặc biệt quan trọng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các bước xử lý kịp thời và thỏa đáng khi doanh nghiệp phải gánh chịu bất kỳ rủi ro nào.
 

Bài vừa mới gửi

Trạng thái
Chủ đề này đang đóng, bạn không thể trả lời, nếu vướng mắc vui lòng liên hệ với quản trị.
Top