Bài viết Các nghiệp vụ kế toán trong công ty dịch vụ

Ngành kinh doanh dịch vụ và công ty dịch vụ
Theo Luật giá năm 2013, Dịch vụ là hàng hóa mang tính vô hình, trong quá trình sản xuất và tiêu dùng.
thuongmaidientu.png

Ngành kinh doanh dịch vụ là một thuật ngữ chung mô tả công việc kinh doanh nhưng không tạo ra hàng hóa hữu hình. Tương tự, các công ty dịch vụ là các tổ chức hoạt động kinh doanh bằng cách cung cấp trực tiếp các dịch vụ cần thiết cho khách hàng.

Một số ngành kinh doanh dịch vụ hiện nay
Hiện nay, các ngành kinh doanh dịch vụ phát triển phong phú và đa dạng. Một số ngành dẫn dầu có thể kể đến như:
  • Công nghệ thông tin
  • Giáo dục
  • Tư vấn
  • Vận chuyển, chuỗi cung ứng
  • Sự kiện
  • Giải trí, truyền thông
  • Đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
  • Du lịch, văn hóa
  • Y tế
Các nghiệp vụ kế toán trong công ty dịch vụ
Các công ty dịch vụ cần bố trí kế toán thực hiện những nghiệp vụ cơ bản sau:

Kế toán doanh thu – chi phí, tính giá thành
Kiểm soát các khoản doanh thu và chi phí của công ty từ đó kiểm soát được tình hình lợi nhuận và quy trình cung cấp dịch vụ.
Thông thường các công ty dịch vụ có thể xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh là một tròn số:

  • Toàn bộ quy trình thực hiện các loại hình hoặc một loại hình dịch vụ
  • Từng bộ phận (tổ, đội, trung tâm) thực hiện dịch vụ
  • Từng đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế ký với khách hàng
  • Từng khâu trong quy trình thực hiện dịch vụ…
Từ các chi phí tổng hợp được, tính được giá thành dịch vụ phù hợp. Cuối tháng có thể xác định được lãi lỗ theo từng hợp đồng dịch vụ.
Kế toán ngân hàng
Ghi nhận, phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán . Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn thông qua các khoản thu chi tài chính, quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng .
Kế toán tiền lương
Xây dựng bảng lương chi tiết cho từng người lao động dựa theo bảng chấm công, thông tin lương nhân viên và thông tin kỳ lương.

Tiếp nhận nguyện vọng ứng lương và thiết lập các bảng ứng lương và phiếu ứng lương cho người lao động theo tỷ lệ % lương được quy định sẵn.

Tính toán đến các khoản phụ cấp, bảo hiểm, việc tạm ứng trước đó của nhân viên.

Kế toán công nợ
Kế toán đảm nhận các công việc về các khoản nợ mà công ty dịch vụ phải thu/trả. Ví dụ: phải thu khách hàng, nợ phải thu tạm ứng, phải trả người bán,…

Kế toán thuế
  • Lập tờ khai thuế môn bài vào nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế.
  • Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
  • Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có).
  • Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
  • Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN,
Ngoài ra còn có các nghiệp vụ kế toán khác như: Kế toán TSCĐ, Kế toán công cụ dụng cụ,…

Lưu ý:
Về lý thuyết, với đặc điểm kinh doanh dịch vụ, công ty vừa thực hiện quá trình sản xuất đồng thời cũng là quá trình tiêu thụ. Không có sản phẩm nhập kho, không có sản phẩm xuất kho. Không lưu trữ được do vậy cũng không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Tuy nhiên trên thực tế, ví dụ như dịch vụ khách sạn, khi khách hàng có nhu cầu thuê phòng từ cuối tháng này sang đầu tháng khác. Các chi phí phục vụ và chi phí phát sinh cuối tháng chưa được khách hàng thanh toán, chưa xác định được doanh thu thì được xem như là sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ.
 

Bài vừa mới gửi

Top