Bài viết Các công thức kế toán quản trị chi phí cơ bản

Kế toán quản trị là một môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán . Thông tin đó giúp nhà quản trị ra quyết định lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu.
so-sanh-ke-toan-quan-tri-va-ke-toan-tai-chinh.png

Công thức Kế toán quản trị – xác định chi phí
1. Chi phí khác biệt (Chi phí chênh lệch)
Chi phí khác biệt là phần giá trị chênh lệch khác nhau của các loại chi phí giữa các phương án. Có hai dạng chi phí chênh lệch:
  • Giá trị của những chi phí chỉ phát sinh ở phương án này mà không có ở phương án khác.
  • Phần chênh lệch về giá trị của cùng một loại chi phí ở các phương án khác nhau.
Ví dụ: Nhà quản trị đang cân nhắc giữa 2 phương án: Cho công nhân làm thêm giờ hay thuê thêm lao động ngoài. Xét đến chi phí khác biệt của 2 phương án:
  • Tiền lương (Cho công nhân làm thêm giờ sẽ có chế độ lương khác so với thuê lao động bên ngoài)
  • Chi phí bảo hiểm cho công nhân (Thuê ngoài lao động, doanh nghiệp không phải trả thêm các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động)
Giả định doanh thu của 2 phương án này là như nhau, nên ta sẽ xác định lợi nhuận của 2 phương án bằng cách:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí khác biệt
Phương án nào có chi phí khác biệt nhỏ hơn thì sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Nhà quản lý quyết định lựa chọn các phương án trên cơ sở phân tích bộ phận chi phí chênh lệch. Do đó chi phí chênh lệch được coi là dạng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định.
2. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn thực hiện phương án này thay cho phương án khác.
Chi phí cơ hội = Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất – Lợi nhuận của lựa chọn được chọn
Tổng chi phí = Chi phí thực sự bỏ ra + Chi phí cơ hội
 

Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài vừa mới gửi

Top