4 lưu ý khi viết báo cáo thử việc kế toán

Trước khi trở thành nhân viên chính thức của một công ty, bạn phải trải qua thời gian thử việc (1-2 tháng hoặc tùy quy định của công ty). Sau đó bạn sẽ lập báo báo để tóm tắt lại thông tin thử việc của mình. Người phụ trách đánh giá kết quả làm việc của bạn để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức.
Những lưu ý khi viết báo cáo thử việc kế toán
Để có một bản báo cáo thuyết phục nhà quản lý, người làm báo cáo cần phải lưu ý các vấn đề sau:

Thông tin cá nhân:
Đây là thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong văn bản báo cáo. Vì vậy bạn cần ghi rõ:
  • Họ tên
  • Ngày sinh
  • Thời gian làm việc
  • Vị trí
  • Người hướng dẫn
Nội dung báo cáo:
Đây là phần quan trọng để cấp trên đánh giá quá trình thử việc của bạn. Nên liệt kê ngắn gọn nhưng đầy đủ dễ nắm bắt thông tin, tránh viết thành câu dài dòng. Quản lý sẽ có ấn tượng tốt với các báo cáo được trình bày theo dạng bàng biểu liệt kê.
Tự đánh giá và ý kiến đóng góp:
Đây là nội dung quan trọng được cấp Quản lý quan tâm và là hạng mục ghi điểm với cấp trên. Dựa trên công việc đã thực hiện trong mục trước, bạn tự nhận xét dựa trên các tiêu chí về mức độ, thời gian hoàn thành, kết quả công việc…

Bạn hãy chia sẻ về những khuyết điểm cùng khó khăn mà bản thân mắc phải trong thời gian thử việc. Nên thành thật và cam kết sẽ rút kinh nghiệm để không ảnh hưởng đến đồng nghiệp và sự phát triển của công ty.

Ý kiến đóng góp là phần thể hiện khả năng tư duy, phân tích, đánh giá của bạn. Đây cũng là phần quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định lựa chọn bạn trở thành nhân viên chính thức. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán , bạn hãy cố gắng chú ý và có những đánh giá riêng của mình về công việc. Quản lý sẽ rất muốn nghe đánh giá của bạn về công việc.
Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc:
Đưa ra mong muốn của bản thân về công việc sau khi kết thúc quá trình thử việc.
 

Top